Có thể bạn chưa biết Làm sao để biết mình nhóm máu gì đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây
Nhóm máu là một đặc điểm sinh học cơ bản của con người và do gen quyết định. Để biết mình thuộc nhóm máu nào thì bạn phải thực hiện xét nghiệm.
Sau khi tiến hành lấy mẫu máu, dựa vào loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh, Bác sĩ sẽ xác định nhóm máu của bạn.
Nhóm máu gồm những loại nào?
Xem thêm: Hỏi đáp: Tẩy lông vùng kín có ảnh hưởng gì không? | Medlatec
Có rất nhiều loại nhóm máu nhưng hiện nay người ta thường sử dụng hai hệ nhóm máu phổ biến bao gồm hệ ABO và hệ Rh.
- Nếu phân loại theo hệ ABO thì sẽ có 4 nhóm máu chính đó là: Nhóm máu O, nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB. Người mang nhóm máu A đồng nghĩa với việc có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm máu B thì sẽ có kháng nguyên B, nhóm máu O thì trên hồng cầu của bạn sẽ không có 2 kháng nguyên trên. Còn nếu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B thì bạn thuộc nhóm máu AB.
- Hệ nhóm máu Rh có các loại kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó kháng nguyên D là có ý nghĩa thực tế hơn cả. Bởi vậy hệ Rh còn gọi là Rh (D). Việc bạn mang nhóm máu Rh (+) hay Rh (-) phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu của bạn có hay không có mặt kháng nguyên D.
Rh (-) là nhóm máu hiếm. Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh (+), chỉ có khoảng 0,04 – 0,07% dân số có nhóm máu Rh (-). Nhóm máu này bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,… đây lại là một yếu tố quan trọng cần đặc biệt lưu ý.
Xem thêm: Vẽ nhà sàn đơn giản (How to draw simple stilt house). – Tilado
Tại sao nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu?
Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào, rất có ý nghĩa khi bạn cần truyền máu.
Bởi trong nhiều trường hợp khi thiếu máu thì việc truyền máu là rất cần thiết, người bệnh thậm chí có thể là tử vong nếu không được truyền máu kịp thời. Hoặc nếu bị truyền nhầm nhóm máu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, đau ở lưng, hai bên sườn,… Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị ngưng kết bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt này có thể gây ra sốc và dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Xem thêm: Dấu hiệu tự nhận biết ngày rụng trứng rõ nhất & Lưu ý – Huggies
Đối với phụ nữ mang thai, việc xác định nhóm máu giúp kiểm soát những nguy cơ do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con – điều có thể dẫn đến nhiều tai biến trong và sau khi sinh.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu
- Trước khi đi xét nghiệm bạn không nên sử dụng chất kích thích.
- Không cần nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm nhóm máu, uống thật nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
- Đối với phụ nữ mang thai việc thực hiện xét nghiệm nhóm máu thường được chỉ định cùng với các loại xét nghiệm khác vì thế nên nhịn ăn để có kết quả chính xác. Nếu bạn có đã ăn uống trước khi xét nghiệm thì phải thông báo tới Bác sỹ
- Việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm này.
Thực hiện xét nghiệm nhóm máu ở đâu?
Trên thực tế việc xét nghiệm nhóm máu đã có nhiều trường hợp có thể xảy ra sự nhầm lẫn. Kết quả không chính xác gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến người được làm xét nghiệm. Vì vậy khi muốn xét nghiệm bạn nên tìm đến những cơ sở y tế có uy tín để tránh các trường hợp sai sót xảy ra.